Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì những lĩnh vực như khoa học – công nghệ đang dần được quan tâm và phát triển không ngừng. Vì thế mà các hoạt động giao thương, thương mại quốc tế cũng phổ biến rộng rãi hơn. Trong đó, những ai làm việc ở mảng kinh doanh, marketing thì không thể nào bỏ qua thuật ngữ Licensing. Vậy Licensing là gì?
Licensing là gì?
Đây là thuật ngữ tiếng Anh mang ý nghĩa là sự cho phép một ai đó có quyền hạn sở hữu hoặc sử dụng một cái gì đó một cách chính thức trong mảng kinh tế, kinh doanh. Hoặc mọi người có thể hiểu Licensing đơn giản là sự cấp giấy phép. Đây chính là một hình thức giao dịch trên thị trường mà doanh nghiệp đó hoàn toàn có quyền sở hữu những sản phẩm mang tính trí tuệ của đối phương thông qua Licensing. Người này sẽ trả một khoản chi phí cho bản quyền đã được cấp phép, sau đó có toàn quyền sử dụng sản phẩm này.
Một ví dụ về quyền sở hữu các sản phẩm trí tuệ cho các bạn dễ dàng hình dung, đó là: bằng phát minh, sáng chế phần mềm, nhãn hiệu, cách thức hoạt động một dây chuyền công nghệ, công thức phối giống cây trồng,… Tất cả phải có được Licensing thì quyền trao đổi, giao dịch mới được diễn ra minh bạch và đúng theo luật pháp.
Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh một loại quần áo nào đó mà bạn muốn tăng doanh thu cũng như mở rộng thị trường thì bạn có thể xin giấy phép kinh doanh của một doanh nghiệp khác đã có tiếng nói trên thị trường. Từ đó, bạn sẽ có quyền hạn sử dụng hình ảnh cũng như sáng chế một cách minh bạch nhất.
Phân chia các hình thức Licensing
Vậy câu hỏi đặt ra là Licensing được chia làm bao nhiêu loại? Sau đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn:
Theo cách tổ chức các hình thức kinh doanh thì sẽ có 4 loại Licensing:
- Cấp phép theo hình thức liên doanh.
- Cấp phép theo hình thức hợp đồng sản xuất.
- Cấp phép theo cơ sở độc quyền.
- Cấp phép theo cơ sở không độc quyền.
Theo hình thức, lĩnh vực kinh doanh, Licensing chia làm 3 loại:
- Cấp phép theo quá trình sản xuất.
- Cấp phép theo cách sử dụng nhãn hiệu sản phẩm.
- Cấp phép theo sự phân phối sản phẩm nhập khẩu.
Như vậy, tùy theo mục đích và nhu cầu, bạn hãy phân chia Licensing theo đúng phân loại của nó để dễ kiểm soát và quản lý hơn.
Đặc điểm của Licensing trong kinh doanh
Để hiểu rõ hơn vai trò của Licensing trong kinh doanh, bạn có thể hình dung là đối với việc cấp phép một hành động nào đó, sẽ có hai chủ thể tham gia, tạm gọi là bên A và B. Bên A sẽ là bên cấp phép thường là những doanh nghiệp lớn, họ có mong muốn khai thác sản phẩm nào đó một cách triệt để hơn, vì vậy họ tìm kiếm đối tác thông qua Licensing. Bên B là bên được cấp phép thường là doanh nghiệp có quy mô bé hơn, có nhu cầu về cải tân các công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất của mình. Giữa hai bên có quyền hạn ràng buộc gọi là Licensing.
Lợi ích của Licensing trong kinh doanh
Một lưu ý của quyền cấp phép chính là các chi phí này thường sẽ không đắt đỏ vì các sản phẩm này đã được bên cấp phép sử dụng một thời gian và đối với bên được cấp phép thì đây vẫn là sản phẩm mới mẻ, có giá trị đối với họ.
- Lợi ích của Licensing với bên cấp phép: Licensing sẽ giúp cho các doanh nghiệp này bành trướng quy mô vươn tầm thế giới. Từ đó, mức doanh thu được ổn định, lợi ích mang về về lâu về dài rất đáng được đầu tư và bỏ ra.
- Lợi ích của Licensing với bên được cấp phép: Các công ty này thường không phải chi ra quá nhiều chi phí cho các hoạt động Marketing. Ngoài ra thì các hợp đồng cấp phép được phải liệt kê mục tiêu rõ ràng về chiến lược kinh doanh. Do đó, nó sẽ giúp thúc đẩy nhanh chóng doanh thu được đặt ra cho các doanh nghiệp.
Với những thông tin giải thích về Licensing là gì đã cho chúng ta nắm rõ đặc điểm, lợi ích, phân chia hình thức Licensing như thế nào trong kinh doanh. Hình thức này đang ngày càng phổ biến trong kinh doanh nên việc nâng cao sự hiểu biết là rất cần thiết cho mỗi chúng ta.