Những năm gần đây, thuật ngữ FMCG đang dần phổ biến với mọi người nhưng không phải ai cũng có thể hiểu hết ý nghĩa của lĩnh vực này. Vì vậy trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ khai thác cho bạn khái niệm FMCG là gì và đồng thời chia sẻ những thông tin, đặc điểm về việc làm liên quan đến ngành nghề này.
FMCG là gì?
FMCG là chữ cái đầu viết tắt cho cụm từ Fast Moving Consumer Goods nghĩa là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Nó bao gồm tất cả các ngành hàng cung cấp những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Những công ty chuyên sản xuất ngành hàng FMCG là nói về những nhà sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thân thuộc xung quanh con người như đồ ăn thức uống, bàn chải đánh răng, dưỡng da, xăng dầu, thuốc lá, điện thoại,..
Và những thương hiệu của các công ty ngành FMCG rất đỗi quen thuộc với chúng ta như là Unilever, Vinamilk, Colgate, Cocacola,…
Những đặc điểm chung của ngành FMCG
Như đã chia sẻ ở khái niệm, những đặc điểm chung của ngành FMCG sẽ mang vẻ đặc trưng tiêu biểu của ngành hàng này:
- Chính là các mặt hàng thiết yếu có giá thành tương đối rẻ, được mua lại nhiều lần
Cũng như cái tên ngành hàng tiêu dùng nhanh, chúng ta cũng có thể hiểu đây là những sản phẩm đặc trưng tiêu dùng, cần thiết trong cuộc sống của con người, ai ai cũng phải sử dụng qua. Do đó, chúng có giá thành thấp và đóng gói nhỏ gọn để ai cũng có thể giao dịch thuận tiện, sử dụng một cách thường xuyên và liên tục. Vì chúng ta sẽ mua và xài chúng rất nhiều lần nên các mặt hàng này có thời hạn tương đối ngắn và được bán ra rất nhanh, tỉ lệ trao đổi qua lại khá cao.
- Luôn thay đổi, cập nhật, làm mới ngành hàng
Vì thị trường lớn và hệ thống doanh nghiệp phân phối rộng khắp cả nước và ra cả nước ngoài, nên sức ép cạnh tranh là vô vàn thử thách và luôn luôn khốc liệt. Hơn hết là thị hiếu của người tiêu dùng liên tục thay đổi, điều đó đã thôi thúc bắt buộc các doanh nghiệp FMCG phải liên tục làm mới mình. Tư duy phải luôn cập nhật thường xuyên, liên tục tung ra các sản phẩm mới, các chương trình ưu, khuyến mãi, giảm giá,…
- Khối lượng bán ra lớn, lợi nhuận trên mỗi sản phẩm thấp
Khác với những ngành nghề khác, nhà sản xuất ngành hàng FMCG sẽ không phụ thuộc vào doanh thu ở từng sản phẩm vì nó khá thấp. Thay vào đó, họ sẽ tập trung vào tổng số lượng bán ra. Do đó mà mục tiêu bán hàng sẽ được đẩy lên cao vào thị trường mua bán. Có thể nói nơi đây là một mảnh đất màu mỡ để ngành hàng này tung ra những sản phẩm độc nhất, chất lượng nhất của mình để thu về lợi nhuận lớn.
Điểm qua cơ hội nghề nghiệp của ngành FMCG
Nếu bạn muốn dấn thân vào con đường FMCG thì có thể nói đó là một tương lai rộng mở đang chào đón bạn. Và những công việc mà bạn có thể tham gia làm như:
- Health and Safety Manage
Người chọn công việc này sẽ có nhiệm vụ duy trì, kiểm soát những vấn đề liên quan đến sản phẩm nhằm đáp ứng đến các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã đưa ra. Bên cạnh đó thì nhân lực này còn phải cung cấp ý tưởng mới mẻ thích hợp đóng góp cho các chương trình đào tạo và phát triển khối nhân lực chung cho cả doanh nghiệp.
- Sales Manager
Quản lý bán hàng là một ngành nghề rất phổ biến yêu cầu chúng ta phải không ngừng học hỏi, phát triển kỹ năng của bản thân để theo kịp những xu thế của thị trường và nhất là tiếp cận với các khách hàng mục tiêu. Quản lý bán hàng cũng có nhiệm vụ kiểm soát việc tăng trưởng lợi nhuận, từ đó chấn chỉnh lại các khoản chi phí và hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp.
- Stock Control Manager
Quản lý cổ tức có trách nhiệm phân phối cổ tức cho các cá nhân thành viên thuộc một khối nội bộ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng cần phải thường xuyên cập nhật quy trình kiểm soát cổ tức để điều chỉnh cho doanh nghiệp mình.
- Procurement Analyst
Nếu chọn nghề phân tích quy trình thì người làm cần phải có sự hiểu biết rộng với các hoạt động của doanh nghiệp và các đối tác cung cấp hàng hóa. Từ đó, họ sẽ có tài liệu phân tích các chiến lược của doanh nghiệp ở nhiều góc độ. Công việc này yêu cầu bạn phải có kỹ năng phân tích và diễn giải các số liệu trong hệ thống nội bộ doanh nghiệp một cách thuần thục.
- Head of Sourcing
Trưởng bộ phận kiểm soát các nguồn lực sẽ có nhiệm vụ đề xuất các chiến lược để quản lý cân đối nguồn lực trong doanh nghiệp mà phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và chuẩn đầu ra. Từ đó, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được đảm bảo và nâng cao.
Những thông tin về khái niệm FMCG là gì đã cho chúng ta hiểu rõ đặc điểm cũng như những ngành nghề nổi bật của lĩnh vực này. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích giúp cho công việc và quá trình trau dồi bản thân được thuận lợi hơn.